Trước thông tin phản ánh về giá xét nghiệm Covid-19 đang ở mức cao, Bộ Y tế đã có chia sẻ xung quan vấn đề này. Theo Bộ Y tế, giá xét nghiệm phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành (giá của các bộ kit, vật tư xét nghiệm, chi phí thực hiện xét nghiệm...).
Giá các loại test xét nghiệm khác nhau phụ thuộc vào chủng loại, tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, số lượng mua, thời điểm và diễn biến của dịch bệnh cũng như sự khan hiếm của thị trường, giá tại thời điểm mua.
![]() |
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: VietNamNet |
Ví dụ như các loại kit xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, châu Âu, Mỹ hoặc có xuất xứ từ châu Âu hay Mỹ thường có giá cao hơn mặt bằng chung. Việc mua kit test vào thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp, căng thẳng ở nhiều nước, thị trường khan hiếm thì giá thường cao, số lượng mua càng lớn giá càng giảm...
Vì vậy nên không thể đánh đồng tất cả các loại kit test với nhau, cũng như không thể so sánh giá kit xét nghiệm ở các thời điểm khác nhau và phải phụ thuộc cả vào các yếu tố chất lượng (độ nhạy, độ đặc hiệu), tình hình diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu mua sắm test xét nghiệm trong nước và quốc tế.
Nhiều giải pháp để giảm chi phí xét nghiệm
Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để điều chỉnh giá xét nghiệm theo hướng ngày càng giảm chi phí
Cụ thể, Bộ đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập thực hiện xét nghiệm điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn.
Ở thời điểm năm 2020, dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung và chủng loại các loại test xét nghiệm Covid rất hạn chế, nhu cầu ở thị trường các nước rất lớn khiến cho giá các loại test xét nghiệm còn ở mức cao. Test xét nghiệm khoảng 200.000đồng/test, test Real-time PCR gần 1 triệu đồng/test. Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ đưa ra hướng dẫn về giá xét nghiệm test nhanh là 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm, test Real-time PCR là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm.
Từ ngày 1/7/2021, đối với test nhanh, do nhiều công ty nhập test và trong nước cũng đã sản xuất được test xét nghiệm nên dải giá test rất khác nhau, Bộ Y tế đã có yêu cầu thực hiện thanh toán theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu.
Bên cạnh đó, với hình thức gộp mẫu nhằm đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, cũng như tiết kiệm chi phí, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về mức giá của gộp mẫu. Cụ thể, mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm là 100.000 đồng/mẫu. Ví dụ mức giá việc thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10...).
Hiện nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện các loại định mức xét nghiệm và đã dự thảo Thông tư về mức giá xét nghiệm xin ý kiến các Bộ, đơn vị để ban hành. Đồng thời, Bộ cũng đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm Covid-19 vào mặt hàng bình ổn giá do chưa được quy định trong luật.
Thứ hai, Bộ đã triển khai các giải pháp nhằm tăng nguồn cung test xét nghiệm. Bộ Y tế chủ động liên hệ hoặc thông qua kênh ngoại giao để họp, trao đổi, đàm phán trực tuyến với các nhà sản xuất kit test có uy tín trên thế giới để có thể mua lại test xét nghiệm với số lượng lớn và giá thấp nhất có thể.
Cơ quan này cũng vận động các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước mua kit test chất lượng cao từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới và bán lại cho các địa phương, đơn vị trong nước với giá phi lợi nhuận, bằng với giá nhà sản xuất bán ra. Bên cạnh đó, Bộ cũng vận động các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước tiếp cận để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất kit test từ các nhà sản xuất ở châu Âu, Mỹ để có thể sản xuất ngay tại Việt Nam các sản phẩm có chất lượng cao với giá thấp.
Triển khai đấu thầu tập trung (thông qua Bệnh viện Nhi Trung ương) để có thể mua số lượng lớn với giá thấp nhất, qua đó làm cơ sở để các địa phương, đơn vị nghiên cứu, tham khảo trong việc đấu thầu, mua sắm test xét nghiệm.
Thứ ba, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký tạo cạnh tranh giảm giá. Hằng tuần, Bộ Y tế tổng hợp và thường xuyên cập nhật và thực hiện công bố danh sách sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2, hiện đã công bố và cập nhật 9 lần.
Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm Real-time PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên (33 test nhanh và 6 test chạy cùng máy xét nghiệm), 23 test xét nghiệm kháng thể (4 test nhanh và 19 test chạy máy).
Thứ tư, Bộ yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh test xét nghiệm thực hiện công khai giá, cập nhật giá để các đơn vị và người dân dễ dàng tra cứu.
Ngày 11/8, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế đề nghị nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện hoặc đầu cơ, tích trữ; nghiêm túc thực hiện việc cập nhật, rà soát, công khai, minh bạch về giá trang thiết bị y tế trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế của Bộ Y tế và chịu trách nhiệm về giá công bố, tính chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.
Thứ năm, Bộ Y tế mới chỉ tiếp nhận vật tư, sinh phẩm y tế, kit test xét nghiệm nhanh, test Real-time PCR qua các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp. Thời gian qua, ngành y tế đã tiếp nhận nhiều vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm nhanh, test Real-time PCR của Cơ quan đại diện Chính phủ, Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước, các Hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, đại diện tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Thứ sáu, Bộ Y tế đã thực hiện tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra để phát hiện các trường hợp vi phạm, trục lợi ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua các công văn, Bộ đề nghị xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch Covid-19.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Đến nay, Bộ Y tế chưa mua sắm test kháng nguyên nhanh. Do thực hiện phương châm “4 tại chỗ” nên các đơn vị, địa phương thực hiện việc mua sắm, đấu thầu theo quy định.
" alt=""/>Bộ Y tế: Không thể đánh đồng, so sánh giá xét nghiệm CovidPhát sóng lên vệ tinh dễ vướng vấn đề bản quyền
Lộ trình số hóa truyền hình đã đi được 1 nửa chặng đường, với 13 tỉnh, thành đã hoàn thành tắt truyền hình analog chuyển sang phát sóng truyền hình số DVB-T2, với 50% dân số cả nước đã nằm trong vùng phủ sóng truyền hình số. Việc tìm giải pháp phủ sóng truyền hình số cho các địa phương còn lại thuộc nhóm 2, nhóm 3 cần được các địa phương quyết định sớm. Tại phiên họp thứ 13 Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình mặt đất đã quyết định, tại các trạm phát chính và những trạm phát lại ở những khu vực có mật độ dân cư lớn, số lượng người xem đông sẽ phủ sóng số mặt đất, tại các trạm phát lại công suất nhỏ, phạm vi phủ sóng hẹp, mật độ dân cư thưa thớt nếu dùng hệ thống phát sóng số mặt đất hiệu quả thấp sẽ sẽ chấp nhận số hóa bằng vệ tinh.
Tính đến thời điểm này, đã có 61/63 đài PT-TH địa phương đã phát sóng kênh truyền hình thiết yếu lên vệ tinh (chỉ còn Lai Châu và Kon Tum là chưa phát sóng lên vệ tinh). Câu hỏi đặt ra là truyền hình vệ tinh có vai trò như thế nào khi thực hiện số hóa truyền hình.
Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, với điều kiện địa hình như ở nước ta khả năng để phủ sóng truyền hình số mặt đất thay hoàn toàn tương tự mặt đất cả trạm chính và hàng trăm trạm phát lại là khó, vì hiệu quả đầu tư thấp, cho nên phải chấp nhận phương án dùng phủ sóng vệ tinh cho các vùng khó khăn.
Tuy nhiên việc phủ sóng truyền hình qua vệ tinh phải chấp nhận một số hạn chế như: Điều kiện thời tiết mưa ảnh hưởng tới thu xem, nhất là nước ta mùa mưa có lưu lượng mưa lớn. Thêm nữa là câu chuyện tràn sóng vì vấn đề bản quyền, VTV đã phải khóa kênh VTV2 và VTV3 trên vệ tinh vì phát qua vệ tinh sẽ bị vi phạm bản quyền với một số chương trình truyền hình. Các chương trình phim truyện, chương trình thể thao có bản quyền không phải tự do phát lên vệ tinh được.
Việc phủ sóng trên nhiều hạ tầng còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí của các đài PT-TH địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Vũ Anh, Giám đốc đài PT-TH Thái Nguyên, hiện vùng phủ sóng analog ở Thái Nguyên có 1 trạm phát chính và 7 trạm phát lại, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu khi số hóa truyền hình vùng phủ sóng truyền hình số phải ít nhất là bằng vùng phủ sóng analog thì không có doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng nào đáp ứng được. Hiện tại Công ty RTB đã lắp 1 trạm phát chính và sắp tới sẽ có thêm 1 trạm phát lại, nhưng để lắp thêm 5 trạm phát lại ở Thái Nguyên là không thể. Do đó, để giảm áp lực khi triển khai số hóa truyền hình cần đẩy nhanh hỗ trợ đầu thu vệ tinh tại những vùng chưa thể triển khai trạm phát sóng số mặt đất. Mặc dù phát sóng lên vệ tinh có nhiều phát sinh về bản quyền và một số vấn đề khác nhưng Thái Nguyên vẫn chọn để mở rộng vùng phủ sóng cho người dân.
" alt=""/>Số hóa truyền hình qua vệ tinh dễ vướng vấn đề bản quyền